Cống thoát nước gặp sự cố tắc nghẽn không chỉ khiến bạn cảm thấy khó chịu, mà còn gây ra nhiều hệ lụy khác. Trong đó, phát sinh mùi hôi thối là điều thường xuyên diễn ra mỗi khi tắc cống thoát nước. Bên cạnh đó, chậu rửa hoặc sàn nước bị tắc còn thu hút gián và các loài côn trùng đến sinh sản gây mất vệ sinh.
Vì sao xử lý nhiều lần nhưng cống vẫn nghẹt?
Khi nghẹt cống, bạn cần xử lý càng sớm càng tốt. Song, có không ít trường hợp dù được thông tắc nhiều lần nhưng cống vẫn bị nghẹt đi nghẹt lại chỉ sau thời gian ngắn.
Theo các chuyên gia của
Môi Trường DEAL, có 4 lý do chính khiến đường ống thường xuyên gặp sự cố xuất phát từ thói quen hàng ngày, đó là:
1. Tính chủ quan
Sự cố tắc nghẽn sẽ đến rất nhanh nếu chậu rửa hoặc phễu thoát sàn không có lưới lọc. Đó là những miếng lưới có nhiều lỗ nhỏ nhằm giúp giữ rác cùng các vụn thực phẩm lại và chỉ cho nước thải đi xuống miệng cống. Từ đó hạn chế tình trạng rác thải tích tụ trong đường ống gây nghẹt.
Tuy vậy, trên thực tế xuất phát từ chính sự chủ quan mà có rất nhiều hộ gia đình không lắp bộ phận này vào miệng cống, hoặc sử dụng những tấm lưới quá cũ có khả năng giữ rác kém.
2. Vứt rác không đúng chỗ
Khó ai có thể tránh khỏi những thói quen xấu khi sử dụng chậu rửa hàng ngày, và một trong những thói quen phổ biến chính là đổ rác (thức ăn thừa, bã cà phê, bã trà, vỏ trứng,…) vào chậu. Nhưng ít ai ngờ rằng, những mẩu thực phẩm vụn hoàn toàn có thể len lỏi qua các mắt lưới lọc và trôi xuống cống, tích tụ lại bên trong đường ống và lâu ngày che lấp không gian thoát nước.
Một thói xấu khác cần tránh chính là đổ phần dầu mỡ thừa sau khi chế biến xuống cống. Có thể bạn thừa biết rằng dầu mỡ và chất béo là những chất không thể phân hủy trong nước và có khả năng dính bám siêu hạng lên bề mặt. Vì thế, dầu mỡ sẽ đóng thành từng mảng bám dọc theo đường ống và ngày càng dày đặc khiến cống bị tắc nghẽn. Điều quan trọng là đường ống bị nghẹt do dầu mỡ thường rất khó xử lý triệt để.
3. Lạm dụng hóa chất
Không chỉ khiến mảng bám ngày càng khó xử lý mà còn gây hư hỏng chất liệu đường ống. Bởi các loại nước thông cống hay bột thông cống đều được làm từ những hợp chất tẩy rửa cực mạnh, dù có khả năng phân hủy mạnh các mảng bám nhưng các hợp chất này chỉ có hiệu lực trong một thời gian rất ngắn và sau khi hết tác dụng, chúng lại tạo thành một lớp bao phủ lên bề mặt mảng bám và khô cứng lại khiến việc xử lý khó khăn hơn trong những lần sau. Nếu tinh ý, bạn sẽ thấy rằng, số lượng hóa chất phải dùng cho lần sau sẽ nhiều hơn lần trước.
Bên cạnh đó, các phản ứng hóa học tạo ra một lượng nhiệt tương đối lớn gây ăn mòn chất liệu đường ống. Khi lạm dụng quá nhiều sẽ khiến đường ống bị hư hại.
4. “Lấy râu ông này cắm cằm bà nọ”
Không chỉ không hiệu quả, việc áp dụng sai phương pháp cũng giống như việc “lấy râu ông này cắm cằm bà nọ” chỉ khiến tình trạng tắc nghẽn cứ lặp đi lặp lại, thậm chí là tình trạng ngày càng nghiêm trọng hơn.
Ví dụ dễ thấy nhất là đổ nước thông cống khi đường ống bị nghẹt do dầu mỡ, chất béo. Việc làm này hoàn toàn không thể mang lại hiệu quả cao, bởi hóa chất không có khả năng phân hủy triệt để chất béo mà chỉ có khả năng làm thông đường ống tạm thời, cũng giống như người ta khoan một lỗ xuyên qua lớp chất béo để dòng nước đi qua vậy. Trong khi đó, lượng chất béo và mỡ thực phẩm vẫn trôi xuống cống hàng ngày khi bạn nấu ăn, vì thế chỉ vài ngày sau đường ống sẽ lại bị bịt kín.